“Hiền tài là nguyên khí quốc gia”- những chữ Thân Nhân Trung thay mặt vị vua anh minh Lê Thánh Tông soạn để khắc vào bia đá tiến sĩ như một định đề bất biến. Thời nào cũng vậy, sức mạnh của dân tộc là sức mạnh của toàn dân mới làm nên lịch sử. Đặc biệt, nhân tài luôn giữ vai trò quan trọng hàng đầu góp phần làm nên lịch sử. Không phải ngẫu nhiên mà muôn đời nay, những bậc hiền tài được nhân dân ngưỡng vọng và xem họ như thánh thần, nhiều người được phong làm phúc Thần, thành Hoàng – tức là trở nên bất tử trong tâm linh mọi người.
Đại diện xuất chúng cho những con người tài giỏi của đất nước là các vị vua Trạng nguyên- là danh hiệu thuộc học vị Tiến sĩ của người đỗ cao nhất trong các khoa Đình của các triều nhà Lý, Trần, Lê và Mạc, kể từ khi có danh hiệu tam khôi dành cho 3 vị trí đầu tiên. Người đỗ Trang Nguyên phải vượt qua 3 kỳ thi : thi Hương, thi Hội và thi Đình. Trong lịch sử khoa bảng việt Nam gần nghìn năm, số trạng nguyên là không nhiều.Từ khi bắt đầu mở khoa thi( 1075) đến khi chấm dứt ( khoa thi cuối cùng năm 1919), Tổng cộng có 183 khoa thi với 2785 vị đỗ đại khoa( Tiến sĩ) trong đó có 56 Trạng Nguyên.
Với thống kê nêu trên, chúng ta càng kính trọng những người đạt được danh hiệu Trạng nguyên, tuy nhiên do khuôn khổ có hạn dành cho cuốn“ Những Trạng nguyên đặc biệt trong lịch sử Việt Nam” nên chỉ giới thiệu một số vị đỗ Trạng Nguyên có hành trạng đặc biệt như Lê Văn Thịnh - Khai khoa Đại Việt, Nguyễn Hiền- Trạng nguyên trẻ nhất trong lịch sử khoa bảng Việt Nam, Trạng nguyên Bạch Liêu, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trực, lương Thế Vinh, Nguyễn Bỉnh Khiêm- Nhà văn hóa, nhà tiên tri lớn của dân tộc.
Hy vọng tác phẩm sẽ được đông đảo bạn đọc học sinh quan tâm để noi gương cha anh, nuôi dưỡng tình yêu đất nước, lòng hiếu học phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.Thư viện xin mời quý thầy, cô và các em học sinh hãy đón đọc cuốn sách này tại thư viện trường với số ĐKCB 2880.