Tải về
PHÒNG GD&ĐT LONG BIÊN TRƯỜNG THCS PHÚC ĐỒNG
|
BÀI VIẾT SỐ 1 – VĂN THUYẾT MINH
Lớp: 9 - Năm học: 2016-2017
Tiết PPCT: 14+15 - Ngày kiểm tra:/ 9/2016.
|
- MỤC TIÊU CẦN ĐAT:
- Kiến thức: HS Biết vận dụng những kiến thức về một bài văn thuyết minh có kết hợp sử dụng yếu tố nghệ thuật, miêu tả.
- Kĩ năng: Rèn các kĩ năng cơ bản của một bài văn TM: Bố cục hợp lí, lời văn mạch lạc, truyền cảm, trình bày sạch đẹp.
- Thái độ: Có thái độ đúng đắn khi làm bài, qua bài TM các em càng thêm yêu thế giới thiên nhiên cây cỏ, yêu quê hương, yêu học tập bộ môn hơn.
- ĐÊ BÀI: (Học sinh bốc thăm phân đề chẵn lẻ.)
Đề 1: Cây lúa trong đời sống người Việt Nam.
Đề 2: Cây tre trong đời sống của người Việt Nam.
C. ĐÁP ÁN: Yêu cầu chung:
- Hình thức: (2 điểm)
+ Rõ kiểu văn bản thuyết minh về loại cây có sử dụng biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả.
+ Bố cục rõ ràng ba phần, có liên kết chặt chẽ.
+ Trình bày sáng sủa ít sai xót.
- Nội dung: ( 8 điểm) Bài viết phải đảm bảo được các ý cơ bản sau:
ĐỀ 1: Cây lúa trong đời sống người Việt nam.
1. Mở bài : Giới thiệu về cây lúa
2.Thân bài : Thuyết minh theo trình tự sau:
- Nguồn gốc lịch sử : Người nguyên thủy đã thuần hóa cây lúa hoang
- Môi trường sống: là loại cây nhiệt đới thích nghi với nhiệt độ cao và mưa nhiều. Cây lúa có mặt ở khắp mọi nơi trên đất nước ta
- Đặc điểm cấu tạo: ( sử dụng yếu tố nghệ thuật, miêu tả)
+ Thân cỏ, tròn có nhiều gióng và đốt rỗng, rễ chùm
+ Lá dài có bẹ, gân lá song song
+ Hoa nhỏ, mọc thành bông không có cánh hoa
+ Quả khô có một hạt trong chứa nhiều chất bột.
- Chủng loại: Rất đa dạng phong phú.
- Quá trình gieo trồng và sinh trưởng:
+ Trước khi cấy (hay gieo sạ): phải xử lý đất, hạt giống, gieo mạ.
+ Khi cấy, sau khi cấy (sạ)
+ Làm cỏ bón phân, chăm sóc.
+ Các vụ lúa phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, khí hậu và thường có các vụ là vụ lúa chiêm (lúa xuân), lúa mùa (lúa hè thu).
- Cây lúa trong đời sống vật chất của người Việt:
+ Tất cả các bộ phận của cây lúa đều được sử dụng: Gạo để nấu; trấu để đun bếp và bón phân; cám để chăn nuôi; rạ rơm để lợp nhà, đun bếp hoặc làm nấm.
+ Nhiều đặc sản được tạo ra từ gạo
+ Gạo xuất khẩu đem về nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước
* Cây lúa trong đời sống tinh thần người Việt:
+ Cây lúa được tôn vinh trong đời sống Việt Nam qua một số lễ liên quan đến việc trồng lúa.
+ Bánh chưng, bánh giày cúng lễ tổ tiên gắn với truyền thuyết hay của VHDT
+ Cây lúa với tuổi thơ ở nông thôn Việt Nam
+ Cây lúa trong văn học nghệ thuật.
3. Kết bài : Cảm xúc, suy nghĩ về vị trí, vai trò của cây lúa trong đời sống của người Việt.
ĐỀ 2: Cây tre trong đời sống của người Việt Nam.
1. Mở bài:
- Giới thiệu về sự gắn bó của cây tre đối với đời sống của người Việt Nam.( Lông ghép yếu tố nghệ thuật)
2. Thân bài: Giới thiệu theo trình tự sau
- Đặc điểm cây tre:
- Nơi trồng, đặc tính.( Sử dụng yếu tố miêu tả, nghệ thuật)
- Quá trình sinh trưởng.
- Cây tre trong đời sống vật chất của người Việt:
Cây tre có thể phục vụ lợi ích của con người trên rất nhiều phương diện:
- Lá tre dùng để gói bánh hoặc cho súc vật ăn. Lá khô và cành khô thì làm chất đốt.
- Trong y học: lá tre dùng để chữa một số bệnh…
- Trong xây dựng: cây tre dùng để làm nhà, lợp mái...
- Trong công nghiệp: làm bột giấy, chất đốt...
- Trong nông nghiệp: ổn định đất trồng và bón phân cho đất...
- Trong thực phẩm: măng tre là món ăn.
- Làm hàng hóa thủ công mỹ nghệ có giá trị kinh tế, giá trị xuất khẩu cao.
c. Cây tre trong đời sống văn hóa tinh thần:
- Ý nghĩa biểu tượng cho nền văn hóa của ngưới Việt: Làng quê được lũy tre bao bọc từ nghìn đời à gần gũi thân thương.
- Tre là vũ khí chống giặc, bảo vệ quê hương.
- Là lá chắn bảo vệ quê hương (chắn gió bão, chắn làn mưa bom, bão đạn).
- Làm nhiều nhạc cụ đậm bản sắc dân tộc...
- Gắn bó với tuổi thơ trong các trò chơi dân gian.
- Đi vào những câu ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát.
3. Kết bài:
- Tre là biểu tượng, là niềm tự hào của con người Việt Nam!
D. BIỂU ĐIỂM:
- Điểm 9; 10: Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu nêu trên ở mức độ tốt, bài làm có sức thuyết phục cao. Đan xen yếu tố nghệ thuật, miêu tả hợp lý.
- Điểm 7; 8: Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu nêu trên ở mức độ khá, diễn đạt khá trôi chảy, chặt chẽ, không sai chính tả. Bài có sức thuyết phục, có đan xen yếu tố miêu tả hợp lý.
- Điểm 5; 6: Đảm bảo cơ bản đầy đủ các ndung trên, tuy nhiên còn mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt, về chính tả, có sức thuyết phục nhưng chưa cao, biết cách đan xen yếu tố nghệ thuật và miêu tả.
- Điểm 3; 4: Bám sát được các ý cơ bản, nhưng kỹ năng diễn đạt chưa tốt, trình bày còn lỏng lẻo, còn sai lỗi chính tả, có yếu tố miêu tả và nghệ thuật nhưng chưa hợp lý.
- Điểm 1; 2: Không hiểu đề bài, kỹ năng diễn đạt quá yếu kém.
- Điểm 0: Không làm được gì.