Tải về
PHÒNG GD&ĐT LONG BIÊN TRƯỜNG THCS PHÚC ĐỒNG
|
BÀI VIẾT SỐ 2 – VĂN TỰ SỰ
Lớp: 9 - Năm học: 2016-2017
Tiết PPCT: 35+36 - Ngày KT: 02/10/2016
|
- MỤC TIÊU CẦN ĐAT:
- ĐÊ BÀI: (Học sinh bốc thăm phân đề chẵn lẻ.)
- Kiến thức: HS Biết vận dụng những kiến thức từ các văn bản đã học để viết một bài văn tự sự có sư dụng hợp lý yếu tố miêu tả, biểu cảm.
- Kĩ năng: Rèn các kĩ năng cơ bản của một bài văn tự sự: Bố cục hợp lí, lời văn mạch lạc, truyền cảm. Đồng thời biết đưa ra đánh giá theo quan điểm của mình về vấn đề vừa kể.
- Thái độ: - Có thái độ đúng đắn khi làm bài, qua bài tự sự các em càng thêm yêu quê hương, yêu học tập bộ môn hơn.
- Biết liên hệ thực tế và bày tỏ suy nghĩ một cách chân thành.
ĐỀ 1: Bằng ngôi kể mới, vai kể mới, dựa vào văn bản “Hoàng Lê nhất thống chí” – hồi thứ 14 ( SGK Ngữ văn 9 - tập 1), em hãy kể lại cuộc hành quân chiến đấu, chiến thắng của vua Quang Trung khi ra Bắc tiêu diệt quân xâm lược nhà Thanh.
Qua chiến thắng lẫy lừng của Quang Trung, em hiểu thêm gì về trang sử vẻ vang của dân tôc Việt Nam.
ĐỀ 2: Vũ Nương gặp Phan Lang ở dưới thủy cung. Nàng kể lại cho Phan Lang nghe chuyện của mình. Thay lời Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ ( SGK Ngữ văn 9 – tập 1), em hãy kể lại câu chuyện đó.
Từ hình ảnh và cuộc đời của Vũ Nương, em hiểu thêm gì về cuộc đời người phụ nữ Việt Nam xưa và nay.
* Yêu cầu:
- Ngôi kể hợp lí.
- Tự sự có xen miêu tả, biểu cảm.
- Lời văn trôi chảy, hấp dẫn. Thể hiện sự sáng tạo trong việc xây dựng tình tiết truyện
* Hình thức:
- Rõ kiểu văn bản tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả.
- Bố cục rõ ràng ba phần, có liên kết chặt chẽ.
- Trình bày sáng sủa ít sai xót.
* Dàn bài:
ĐỀ1:
1.Mở bài (1điểm)
- Dẫn dắt vào chuyện: + Người kể tư giới thiệu về mình hoàn cảnh và hoàn cảnh lịch sử xảy ra câu chuyện.
2.Thân bài (6 điểm)
Kể diễn biến chiến công thần tốc đại phá quân Thanh của vua Quang Trung:
a. Chuẩn bị hành quân đánh giặc (1 điểm)
b. Hành quân chiến đấu (2 điểm)
c. Chiến đấu và chiến thắng (3 điểm)
3. Kết bài (1 điểm)
- Ý nghĩa chiến thắng
II. Nêu suy nghĩ về trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam (2điểm)
Học sinh có thể nêu bằng suy nghĩ của riêng mình nhưng cần đảm bảo được các ý sau:
- Trải qua nhiều cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.
- Luôn đề cao ý thức độc lập chủ quyền dân tộc.
- Đoàn kết, chiến đấu và chiến thắng.
- Nhiều tấm gương các anh hùng đáng để học tập và ghi nhớ công ơn họ.
ĐỀ 2:
1. Mở bài (1điểm) Tình huống gặp gỡ giữa Phan Lang và Vũ Nương
2. Thân bài (6 điểm)
Chú ý khi kể có đan xen yếu tố miêu tả và biểu cảm hợp lí theo trình tự:
a. Vũ Nương kể về nỗi oan thất tiết của mình (2,5 điểm)
b. Vũ Nương kể về cuộc sống dưới thủy cung: (2 điểm)
c. Vũ Nương kể khi chia tay Phan Lang (1.5 điểm)
3. Kết bài (1 điểm)
Suy nghĩ của Vũ Nương
II. Nêu được suy nghĩ về cuộc đời và số phận người phụ nữ xưa và nay(2đ)
Học sinh có thể nêu bằng suy nghĩ của riêng mình nhưng cần đảm bảo được các ý sau:
- Xưa: Dù có đức hạnh, thủy chung nhưng cuộc sống phụ thuộc, bất hạnh. (1điểm)
- Nay: Được bình đẳng, làm chủ vận mệnh, làm chủ bản than, gia đình và xã hội.(1điểm)
BIỂU ĐIỂM:
- Điểm 9; 10: Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu nêu trên ở mức độ tốt, lời kể hấp dẫn. Sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm hợp lý. Liên hệ thực tế sâu sắc.
- Điểm 7; 8: Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu nêu trên ở mức độ khá, diễn đạt khá trôi chảy, chặt chẽ, không sai chính tả. Bài có sức thuyết phục, có đan xen yếu tố miêu tả hợp lý. Liên hệ thực tế khá sâu sắc.
- Điểm 5; 6: Đảm bảo cơ bản đầy đủ các nội dung trên, tuy nhiên còn mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt, về chính tả, , biết cách lồng yếu tố miêu tả. Có liên hệ thực tế đúng nhưng chưa sâu.
- Điểm 3; 4: Bám sát được các ý cơ bản, nhưng kỹ năng diễn đạt chưa tốt, trình bày còn lỏng lẻo, còn sai lỗi chính tả, có yếu tố miêu tả nhưng diễn đạt còn vụng về. Có liên hệ thực tế nhưng mờ nhạt thiếu chính xác.
- Điểm 1; 2: Không hiểu đề bài, kỹ năng diễn đạt quá yếu kém.
- Điểm 0: Không làm được gì.