- Đuối nước là gì?
Đuối nước là tình trạng nước tràn vào đường hô hấp làm cho các cơ quan bị thiếu ôxy và các chức năng sống của cơ thể ngừng hoạt động. Nói cách khác đuối nước là tình trạng thiếu ôxy do cơ thể bị chìm trong nước.
- Nguyên nhân gây đuối nước chủ yếu do sự bất cẩn, chủ quan của người lớn và do các em thiếu kiến thức về bơi lội.
- Các biện pháp cần chú trọng thực hiện để giảm thiểu tai nạn đuối nước:
- Tuyệt đối không nhảy xuống nước khi không biết bơi.
- Không chơi, đùa nghịch gần những nơi có tiềm ẩn rủi ro đuối nước như ao, hồ, sông, suối, hố nước sâu,…
- Khi đi bơi nên tập khởi động vài động tác nhẹ nhàng trước khi xuống nước để tránh bị chuột rút,.. và nên đi chung với những người bơi giỏi.
- Chỉ bơi ở những hồ bơi đảm bảo an toàn có đầy đủ người và các phương tiện cứu hộ, tuân thủ quy định của bể bơi, khu vực bơi. Trẻ em khi đi bơi phải có người lớn biết bơi đi kèm giám sát thường xuyên.
- Giếng nước, bể nước, chum vại đựng nước… phải có nắp đậy an toàn, thật chắc chắn.
- Khu vực nhà dân gần vùng sông nước, ao hồ…cần phải làm cửa chắn, rào chắn xung quanh.
- Các hố, rãnh nước, công trình đang thi công dở….phải có biển báo nguy hiểm và phải lấp kín sau khi sử dụng.
- Nên cho trẻ học bơi sớm.
- Khi tham gia các phương tiện giao thông đường thủy, khi tắm biển….nên chấp hành tốt các quy định an toàn như mặc áo phao, không tắm xa bờ,….
- Trẻ em khi đi học trong mùa mưa lũ, đặc biệt khi đi qua sông suối phải có người lớn đưa đi.
- Cách sơ cứu người bị đuối nước:
Khi gặp trường hợp đuối nước chúng ta cần xử trí khẩn trương, kiên trì ngay tại chỗ để giải phóng đường hô hấp đồng thời kết hợp gọi cấp cứu vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế.
- Cấp cứu ở dưới nước: Khi thấy một người đang chới với trên mặt nước chúng ta phải lập tức hô hoán, kêu gọi mọi người đến giúp đỡ đồng thời đưa cho họ thứ gì có thể bám vào và nổi lên được như sào, gậy tre, phao,…
Nếu biết bơi thì nhảy xuống nắm tóc kéo đầu nạn nhân nhô lên khỏi mặt nước, tát mấy cái vào má nạn nhân để gây phản xạ hồi tỉnh và thở lại rồi nhanh chóng kéo nạn nhân vào bờ.
Lưu ý: Tuyệt đối không được nhảy theo cứu nạn nhân khi không biết bơi và không biết cách cứu nạn nhân đuối nước vì trong cơn hoảng loạn nạn nhân thường có khuynh hướng vùng vẫy níu kéo rất chặt gây khó khăn cho người cấp cứu và có nguy cơ làm chết đuối luôn cả hai.
- Cấp cứu khi đã vớt được nạn nhân lên bờ:
Nạn nhân đã bất tỉnh ( hôn mê, lồng ngực không di động, mạch không bắt được ) cần tiến hành hô hấp nhân tạo ngay:
Đặt nạn nhân nằm ngửa, ưỡn cổ nghiêng sang một bên, dùng gạc hay khăn sạch lau hết đờm dãi, dị vật trong miệng nạn nhân rồi tiến hành ép tim thổi ngạt. Người cấp cứu qùy gối ngang ngực nạn nhân, dùng hai ngón tay bịt mũi nạn nhân rồi thổi hơi trực tiếp vào miệng nạn nhân kết hợp ép tim ngoài lồng ngực ( chồng hai bàn tay lên vị trí 1/3 dưới xương ức rồi ép lên ngực nạn nhân).
Đối với trẻ lớn ( từ 8 tuổi trở lên) và người lớn: cứ ép tim 15 lần thì thổi ngạt 2 lần và cứ lặp đi lặp lại như vậy.
Đối với trẻ nhỏ ( từ 1 đến 8 tuổi) : cứ ép tim 5 lần thì thổi ngạt 1 lần và cứ lặp đi lặp lại như vậy. Tuy nhiên khi ép tim thì chỉ dùng một bàn tay và trước khi hô hấp nhân tạo người ta thường vác dốc ngược trẻ trên vai trong khoảng thời gian không quá 1 phút.
Đối với trẻ nhũ nhi ( dưới 1 tuổi): cũng ép tim 5 lần thì thổi ngạt 1 lần và cứ lặp đi lặp lại như vậy. Tuy nhiên khi ép tim thì chỉ dùng 2 ngón tay.
Nếu nạn nhân tỉnh: đặt nạn nhân ở tư thế an toàn: nằm ngửa, đầu nghiêng sang một bên, kê gối dưới vai, nới rộng quần áo, ủ ấm cho nạn nhân,..
Cần thực hiện các động tác hô hấp nhân tạo trên một cách kiên trì, liên tục, việc cấp cứu này đôi khi phải mất hàng giờ hoặc có thể lâu hơn. Thực hiện cho đến khi có xe cấp cứu đến hoặc đến khi nạn nhân thở được.