Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý thường xảy ra trong vòng vài giờ đến một ngày sau khi ăn, uống những thức ăn đã bị nhiễm khuẩn nhiễm độc như ăn thức ăn đã bị ôi thiu, bị mốc, thức ăn có chứa chất bảo quản, chất phụ gia không đúng quy định,... hay ăn các thức ăn có chứa vi nấm, độc tố như cá nóc, thịt cóc,.....
Triệu chứng thường gặp khi bị ngộ độc thực phẩm đó là đau bụng, buồn nôn và nôn, đi ngoài, toàn thân lạnh, sốt cao, co giật....Ngộ độc thực phẩm nếu không điều trị kịp thời sẽ nguy hại cho sức khỏe con người, nhẹ thì cơ thể mệt mỏi, mất nước,.. nặng hơn có thể dẫn đến tử vong.
Việc phòng tránh ngộ độc thực phẩm là cả một quá trình từ sản xuất, nuôi trồng đến việc lựa chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh, chế biến, bảo quản và sử dụng,...cho đến các biện pháp phòng ngừa khi đi ăn ở ngoài. Trong đó phương châm cần lưu ý là "Ăn chín Uống sôi".
Trong phạm vi và thời gian có hạn, chúng ta đề cập và thực hiện những biện pháp cần thiết sau để phòng chống ngộ độc thực phẩm cho bản thân, gia đình, và cộng đồng.
1. Thực hiện " Ăn chín uống sôi". Ăn thức ăn đã nấu chín, uống nước đã đun sôi. Ăn ngay sau khi thức ăn vừa được nấu chín và còn nóng. Không ăn thức ăn đã để lâu, ôi thiu,…
2. Khi chọn mua thực phẩm, đồ uống,....cần chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, tránh dùng thực phẩm kém chất lượng. Không mua thực phẩm có bao bì nhãn mác không rõ ràng, không có nơi sản xuất, hạn sử dụng hoặc thực phẩm có bao bì nhưng nhìn cảm quan thực phẩm bên trong đã mốc, ôi thiu hay có mùi khó chịu.
3. Bảo quản thực phẩm đã nấu chín cẩn thận tránh ruồi, bụi và phải đun lại trước khi ăn.
4. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với thực phẩm, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
5. Khi đi ăn ở ngoài ( quán ăn, hàng rong,...) các bạn cần chú ý không nên ăn ở những quán quá ẩm thấp, bụi bẩn gần bãi rác, cống rãnh,...không ăn khi thấy đồ dùng như bát đũa, cốc,....không đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Khi ăn nên chọn những món ăn còn nóng, không nên chọn món tái hay sống. Dùng đồ uống của các hãng sản xuất uy tín, xem kỹ hạn sử dụng trước khi dùng.
Khi thấy các dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm cần đến các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời. Do ngộ độc thực phẩm mất nhiều nước nên phải bổ sung nước kịp thời sau mỗi lần nôn hay đi ngoài bằng cách uống dung dịch orerol, uống nước dừa,...., Ngoài ra ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa để hồi phục sức khỏe tốt.